Cây an xoa và kinh nghiệm dân gian dùng hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, ung thư gan
Cây An Xoa, An Xoa là tên gọi theo tiếng Campuchia
– TÊN KHOA HỌC: Helicteres hirsuta Lour. thuộc họ Trôm – Sterculiaceae (Một số tài liệu nước ngoài xếp vào họ Malvaceae).
– TÊN TIẾNG VIỆT: Tổ kén cái; Dó lông; Thâu kén lông; Tổ kén lông; Thâu kén cái; Con chuột (Theo Võ Văn Chi, Phạm Hoàng Hộ).
– Tác dụng: Tổ kén cái còn có tên Dó lông, tên khoa học Helicteres hirsuta Lour., thuộc họ Trôm – Sterculiaceae.
– Mô tả: Đây là cây bụi cao 1-3m; nhánh hình trụ, có lông, lá hình trái xoan dài 5-17cm, rộng 2,5-7,5cm, gốc cụt hay hình tim, đầu thon thành mũi nhọn, mép có răng không đều, mặt dưới màu trắng, cả hai mặt phủ đầy lông hình sao; gân gốc 5, cuống lá dài 0,8-4cm; lá kèm hình dải, có lông, dễ rụng. Cụm hoa là những bông ngắn, đơn hay xếp đôi ở nách lá. Hoa màu hồng hay đỏ; cuống hoa có khớp và có lá bắc dễ rụng; đài hình ống phủ lông hình sao, màu đo đỏ, chia 5 răng; cánh hoa 5; cuống bộ nhị có vân đỏ; nhị 10, nhị lép bằng chỉ nhị; bầu có nhiều gợn, chứa 25-30 màu trong mỗi lá noãn. Quả nang hình trụ nhọn (có lông, trông như tổ kén); hạt nhiều, hình lăng trụ. Ra hoa kết quả gần như quanh năm.
Tổ kén cái ( Cây An Xoa) được phân bố khắp nơi nước ta, còn có ở Nam Trung Quốc và nhiều nước Nam Á châu. Cây dùng làm thuốc chữa ung nhọt. Rễ dùng làm dịu đau, dùng chữa kiết lỵ, đậu sởi, cảm cúm và làm thuốc tiêu độc, còn dùng chữa đái dắt.
KHPTO – Cây An Xoa gây độc tế bào ung thư gan
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Duyên và Lê Thanh Phước Khoa, Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào hep-g2 của cây An Xoa (Helicteres hirsuta L.)
Từ cao chiết của cây An Xoa (Helicteres hirsuta L.) thu tại Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, nghiên cứu đã khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào Hep-G2 (ung thư gan) đối với bốn phân đoạn cao khác nhau: petroleum ether (PE), dichloromethane (DC), ethyl acetate (EA), methanol (MeOH). Kết quả có hai cao có biểu hiện hoạt tính gây độc với dòng tế bào Hep-G2 (ung thư gan) là cao PE và cao DC. Từ cao DC đã cô lập được 4 hợp chất: stigmasterol, lupeol, apigenin và tiliroside. Cấu trúc hóa học các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ (1 H-NMR, 13C-NMR, DEPT) kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo đã công bố.
Cây An Xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta L.. Theo kinh nghiệm dân gian rễ và lá được sử dụng làm thuốc. Rễ chữa lỵ, sởi, cảm mạo, đái dắt và làm thuốc tiêu độc. Lá dùng ngoài chữa mụn nhọt, sưng lở.
Theo một nghiên cứu ở Indonesia (Chin YW et al., 2006) thì cây An Xoa có khả năng chống lại các tế bào ung thư, nhất là ung thư gan.
Ở Việt Nam, cây An Xoa còn gọi là tổ kén cái hay dó lông, cũng được sử dụng nhiều trong việc điều trị các chứng bệnh về gan. Tuy nhiên, việc sử dụng cây An Xoa chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian và có ít tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học có trong loài cây này.
Do đó, nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây An Xoa nhằm góp phần giải thích công dụng chữa bệnh của loài thảo dược này.
Mẫu thực vật được dùng là thân, lá và hoa cây An Xoa (Helicteres hirsuta L.) được định danh bởi TS. Đặng Minh Quân, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Mẫu thực vật được rửa sạch, phơi khô và xay nhỏ làm nguyên liệu dùng trong nghiên cứu.
Hai cao PE và DC chiết từ cây An Xoa được thử hoạt tính kháng tế bào ung thư gan dòng HepG2 cho kết quả dương tính với giá trị IC50 lần lượt là 28,29 (g/mL) và 30,30 (g/mL). Từ cao PE cũng đã phân lập và nhận danh được 4 hợp chất: lupeol, stigmasterol, apigenin và tiliroside.
Theo KHPT: Như Quỳnh
Kinh nghiệm dân gian dùng Cây An Xoa để sổ xà chữa khối u gan, viêm gan B, xơ gan cổ trướng, ung bướu gan, viêm đại tràng:
Cây “ an xoa” về sắt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ, rửa sạch, rồi đem nấu nước uống. mỗi lần dùng 100g 1,5 lít Ban đầu thì nấu thành một chén nhỏ thật đặc uống hết , sau đó lấy bã còn trong bình nấu loãng 2lít nấu còn 2 chén nữa. Như vậy là một ngày uống được 3 chén thuốc, không giống như các cây thuốc nam khác, cây an xoa có vị rất dễ uống, thơm ngon, giống như trà.
*Tuy nhiên: tùy cơ địa của mỗi người mà hiệu quả hỗ trợ điều trị khác nhau.