Cây bìm bịp, cây xương khỉ, và sự thật tác dụng điều trị bệnh ung thư.
Dành cho những ai đang bị ung thư kể cả ung thư giai đoạn cuối. Rất nhiều người bị ung thư; ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư máu…. đã khỏi bệnh nhờ cây thuốc BÁCH GIẢI (cây xương khỉ) của nhà Hải Triều.
Phát hiện mới về một loài cây khiến nhiều bệnh nhân ung thư vòm họng mừng rỡ
Câu chuyện về cây thuốc mang tên một loài chim
Người dân sống ở vùng núi cao, khi đi rừng phải trèo đèo, lội suối, va đập với đất đá – cây cối, nên thường xuyên bị thương tật, gãy chân gãy tay. Họ không tìm ra cách thích nghi – khắc phục để sống ở địa hình môi trường đó. Họ tìm đến các ông lang, nhưng các ông lang cũng lắc đầu. Mỗi khi trời sáng, trời chiều, tiếng bìm bịp như nhắc họ đã qua một ngày nữa mà họ chưa hoàn thành được công việc đang làm. Loài chim như chỉ dẫn, mách bảo điều gì đó, nhưng không ai biết. Ngày đó, trong làng có ông lang họ Ma, tuổi còn trẻ, như hiểu được lời của loài chim này. Ông lang họ Ma quyết định đi tìm hiểu về chúng. Tìm mãi tìm mãi, một hôm ông thấy cái tổ rất to tổ của một loài chim, nó rất hôi hám, nhưng con non lại phát triển rất tốt. Loài chim này là loài ăn tạp, từ rắn đến cá tôm hay chuột nhỏ; một số loài chim khác cũng làm mồi cho chúng. Ông theo dõi thấy loài chim này thường xuyên thay đổi rác lót trong tổ thay vì phải tha phân bỏ đi chỗ khác, con non thì không hề mắc bệnh gì. Ông thán phục vì khả năng ấy của chúng. Nghĩ rằng loài chim này có khả năng tự chữa bệnh rất giỏi, ông quyết định thử khả năng khác của chúng. Chờ lúc chim bố mẹ bay đi kiếm mồi, ông bẻ gãy chân con non. Nửa ngày sau quay lại kiểm tra thấy diều chúng có màu xanh của lá cây, chỗ gãy của con non được đắp một lớp lá nhơn nhớt đã được nhai nát. Kiểm tra thì thấy đó chính là cây mà loài chim này thường xuyên thay trong tổ. Vài ngày sau, ông quay lại thì thấy chân của con non gần như không còn vết tích gì của chỗ gãy.Ông về làm theo, kết quả thật kỳ diệu. Từ đó ông học theo bài thuốc ấy. Cây này có rất nhiều nhưng ông không biết tên cây, nên dặt tên bằng tên loài chim đã tìm ra nó. Từ đó bài thuốc cây bìm bịp ra đời.Thầy lang Ma Công Ngoan ở Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh vốn là người dân tộc Nùng, nguyên quán ở Trùng Khánh, Cao Bằng. Thầy Ngoan được truyền dạy lại kinh nghiệm qua mấy đời lấy thuốc từ ông cha để lại. Thầy cho biết về cây thuốc bìm bịp để bó xương có tác dụng làm liền xương rất nhanh. Thầy đã bó cho rất nhiều ca ngã, tai nạn bị gãy tay gãy chân. Nếu bó liền sau khi gãy thì xương liền lại trong vòng 12 giờ đồng hồ, đó là điều rất kỳ lạ từ cây bìm bịp.Bài bó xương có rất nhiều loại. Dưới đây là bài bó xương mà thầy Ngoan chia sẻ: Lấy lại chỗ xương bị gãy, nắn cho thẳng Lấy một nắm lá bìm bịp rửa sạch, cho một chút muối tinh rồi giã nát bắt đầu bó: đắp lá xung quanh chỗ bị gãy rồi lấy mảnh vải mỏng quấn quanh để giữ lá và chống hoại tử da khi băng chặt, lấy một đoạn cây mía (mía ăn – mía đen) tương đương bằng đoạn khớp xương bị gãy chẻ làm 4 mảnh nẹp ở bên ngoài tránh động đến chỗ gãy, sau lấy băng dính bản to băng chặt cả khớp xương như bó bột. Hai hôm thay lá một lần. Chỉ một tuần là liền, nhưng vẫn phải nẹp cây để cho xương hoàn thiện. Khi thay băng phải nhẹ nhàng, tránh động mạnh làm lệch chỗ xương đang ăn ra. Trong thời gian bó, để cho người bệnh đó nhanh lành xương và an tâm hơn, dùng chính bộ phận cây bìm bịp băm nhỏ sắc đặc cho uống.
Đọc tới đây có thể bạn vẫn chưa hiểu cây bìm bịp hay xương khỉ mặt mũi nó ra sao. Xin thưa nó còn tên quen thuộc nữa là CÂY MẢNH CỌNG và đây là hình ảnh của cây.
Đôi Điều Về Cây Bìm Bịp
Cây Bìm bịp, đó chính là loại cây đã giúp anh Bùi Quang Dũng (ấp Nghĩa Phú, xã Tân Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) thoát qua căn bệnh dai dẳng cả chục năm, khi anh được một bác thợ cắt tóc cho ăn 5 lá bìm bịp. Lần đó, bệnh đau dạ dày của anh tái phát khi anh đang trên đường đi Tiền Giang, sau khi ăn 5 lá thuốc lạ, cơn đau dịu xuống rồi mất hẳn. Nghe bác thợ giới thiệu công dụng của cây, anh Dũng vô cùng ngạc nhiên. Thế nhưng, anh chưa tin vào lời người đàn ông mới quen này. Vậy là, anh lên kế hoạch… kiểm chứng.
Biết bệnh đau dạ dày của mình không chịu được những thức ăn khó tiêu, anh hỏi xin một nắm lá thuốc rồi “liều thân” mua một hộp xôi gà. Về nhà, sau khi ăn xôi, thấy đau bụng dữ dội, anh Dũng biết đã đến lúc để thử thuốc.
Ăn 5 lá bìm bịp, anh Dũng hồi hộp ngồi chờ kết quả. Ngoài sự mong đợi của anh, cơn đau không còn dữ dội và kéo dài như trước đây mà dịu dần rồi mất hẳn. Sau lần đó, anh Dũng cất công trở lại Tiền Giang, tìm bác thợ hớt tóc để xin cây về trồng lấy lá ăn, và bệnh của ăn đã lành hẳn sau gần một tháng ăn lá bìm bịp.
“Bìm bịp là tên dân gian của cây cồng cộng. Cây có tác dụng làm mát gan, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng và hỗ trợ hệ bài tiết trong việc thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, chứng khó tiêu, ợ chua, đau bụng…của bệnh nhân đau dạ dày giảm” – Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Trễ, Khoa Dược, Viện Y học dân tộc TP.HCM.
Cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, mặt lá hơi nhăn, mềm, xanh, bóng, to 7-9cm x 2-2,5cm. Gié dày, xụ, ở ngọn nhánh, lá hoa hẹp. Hoa đỏ hay hồng, cao 3-5cm, đài cao 1cm, có lông trĩn, vành dài 5cm, có 2 môi đứng, môi dưới 3 răng, tiểu nhụy 2, bao phấn vàng xanh, nang dài 1,5cm, cuống ngắn, có 4 hạt. Mùa hoa xuân – hạ.Cây còn có tên gọi: cây xương khỉ. Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.Tìm hiểu tại sao có tên cây bìm bịp thì được các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng: Khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng đã có tên gọi và một số tác dụng liên quan đáng được chú ý.Bộ Phận DùngToàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Theo y học cổ truyền, toàn cây có tác dụng: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín… Còn dùng để nấu canh ăn cho mát, lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cọng). Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng cây bìm bịp:Trẻ em, người lớn thường lở miệngLá bìm bịp tươi rửa sạch giả nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60 g/ngày.Viêm gan mãn Vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bức rức, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm.Toàn cây bìm bịp: 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.Các khớp sưng đau mãn tínhToàn cây bìm bịp 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g.Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5-15 ngày.Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưngLá cây bìm bịp tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày. Đồng thời dùng bài thuốc uống sau đây:Toàn cây bìm bịp 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g. Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2-3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5-15 ngày.
Cây xương khỉ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau). Được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương,… Các nghiên cứu còn cho thấy cây xương khỉ chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid, của cerebrosid và glycerol có tác dụng trị mụn rộp ở mép, miệng.
Một số cách sử dụng theo kinh nghiệm:
Bài 1: Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính: Toàn cây xương khỉ khô 30g, râu ngô 20g, lá vọng cách 12g, trần bì 12g, sâm đại hành 16g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ với 1.000ml nước, đun sôi nhỏ lửa 30 phút; chia 3 lần uống trong ngày. 15 ngày một liệu trình.
Bài 2: Chữa lở miệng: Lá xương khỉ tươi 60g, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày.
Cây xương khỉ 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, tầm gửi cây dâu tằm 20g; thêm 1.200ml, sắc lấy 300ml; chia 3 lần uống sau bữa ăn trong ngày; dùng liên tục 15 ngày.
Bài 4: Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức xương: Cây xương khỉ tươi 80g, ngải cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g; tất cả rửa sạch, giã nhuyễn, xào nóng với dấm, để ấm đắp vào chỗ bị bệnh, băng cố định lại; đắp buổi tối trước khi đi ngủ, sáng dậy tháo ra, liên tục 10 ngày; nếu kết hợp với thuốc sắc uống, tác dụng càng nhanh.
Lưu ý: Do cơ địa mỗi người một khác, để bài thuốc đem lại hiệu quả cao cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch kê đơn cho phù hợp.
Trị khỏi bệnh ung thư bằng cây BÁCH GIẢI ( cây xương khỉ )
Dành cho những ai đang bị ung thư kể cả ung thư giai đoạn cuối. Rất nhiều người bị ung thư; ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư máu…. đã khỏi bệnh nhờ cây thuốc BÁCH GIẢI( cây xương khỉ) của nhà Hải Triều bản thân bạn ấy cũng đã khỏi ung thư nhờ cây bách giải nay gia đình bạn vào rừng hái thuốc về phát thuốc miễn phí cho mọi người. Đây là trường hợp của một chú bị u phổi và ung thư vòm họng Sau khi điều trị bằng lá bách giải trong thời gian 2 tháng thì đã có kết quả tốt . Chú đã không còn cảm thấy đau nhức trong phổi như lúc trước . Sau khi siêu âm và citi cho thấy các hạch và khối u đã giảm nhỏ lai
Theo Lương y Nguyễn Văn Cường, Hội đông y Biên Hòa thì:“Cây xương khỉ mọc dại khá phổ biến ở miền Nam. Có nguồn tin từ Malaysia cho rằng cây xương khỉ này, dùng lá say sinh tố uống nước có thể chữa khỏi ung thư. Cây xương khỉ là loài cây mọc dại còn có tên khác là khỉ xanh, ngải bìm bịp, mảnh cộng,xương khô (khi chết thân và cành trắng như xương)”.
Theo lương y Nguyễn Văn Cường, cây xương khỉ chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa ung thư nếu kết hợp với các vị thuốc khác.
Trong Đông y cây xương khỉ có tên gọi mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can, lợi đảm… Mảnh cộng một vị phối ngũ với nhiều vị khác dùng chữa viêm gan, vàng da, giảm tiết mật.
Theo TS. Bác sĩ Đinh Văn Lượng, PGĐ Trung tâm Ung thư Phổi Quốc gia cho hay: “Trong giới y khoa tôi cũng chưa từng nghe thấy ai nhắc tới loại cây xương khỉ có thể chữa khỏi được bệnh ung thư. Còn có thông tin cây thuốc xương khỉ này điều trị tốt ung thư thì chúng tôi phải biết đầu tiên. Tôi cũng chưa thấy có công trình nghiên cứu nào chứng minh loại cây này tiêu diệt được tế bào ung thư”.
Theo TS.Đinh Văn Lượng, người dân Việt Nam hiện nay đang có tư tưởng “có bệnh thì vái tứ phương”. Trong khi đó những thông tin về bệnh ung thư đăng tải không có kiểm chứng khiến cho mọi người tin dùng loại cây không có tác dụng bỏ qua cơ hội chững bệnh.
“Hiện nay, cách điều trị ung thư phổi tốt nhất là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nội tiết và trúng đích. Tùy thuộc vào tiến trình phát triển của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Ung thư phổi nếu phát hiện sớm sẽ có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn”, TS.Đinh Văn Lượng nói.
Dưới đây là kết quả nghiên cứu đã được công bố:
Nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Nam (TQ)
Theo Đông y truyền thống, cây bìm bịp được dùng để điều trị viêm thận, teo thận, suy thận, sỏi thận, vị cứu tinh của bệnh nhân thận.
Điều trị viêm họng, viêm gan, vàng da, bệnh ngoài da, tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao, cholesterol cao, viêm dạ dày, thấp khớp, cũng như nhiều loại bệnh ung thư có hiệu quả điều trị tốt.
Năm 1999, Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Nam (TQ) đã đăng ký đề xuất các dự án để chuyên nghiên cứu các tính năng dinh dưỡng và chất độc phổ biến trên nhóm thực vật hoang dã.
Kết quả nghiên cứu được GS.TS Dương Xiêm, chủ nhiệm khoa Rau quả ĐH Nông nghiệp Hoa Nam khẳng định, cây bìm bịp có chứa flavonoid cao, có tác dụng chống ung thư rất cao, và lại là cây không độc hại.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn công bố thêm về các tác dụng khác của cây bìm bịp như sau:
1. Chứa lượng flavonoid phong phú, có tác dụng đáng kể trong phòng chống ung thư. Có thể cải thiện lưu lượng máu toàn thân, nâng cao co bóp cơ tim, cải thiện huyết áp.
2. Thân và rễ chứa betulin, pentacyclic triterpenoids fan.
3. Giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều khoáng chất thiết yếu, vitamin, acid amin, có giá trị chữa bệnh đặc thù trong y tế đặc biệt tốt.
4. Chứa nhiều vitamin C, giàu protein thô, chất xơ, khoáng chất và các chất khác.
5. Vitamin C sàng lọc các gốc tự do, cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
6. Cây bìm bịp phơi khô chứa hàm lượng protein thô hơn 45%.
7. Toàn thân cây chứa 17 loại axit amin.
8. Chứa nhiều protein, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt.
Chất xơ trong ruột của con người có thể hấp thụ độ ẩm, kích thích nhu động ruột, có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh khác, điều tiết lượng đường trong máu cũng có thể đóng một vai trò quan trọng. sợi lo lắng nội dung cỏ thoát thô.
9. Chứa các hàm lượng khoáng chất, phốt pho, canxi, magiê khá cao.
11. Có thể chữa bệnh gãy xương, thiếu máu, vàng da, thấp khớp tắc mạch
12. Chứa một số nguyên tố vi lượng sắt, kẽm, mangan, đồng và niken.
Kết quả nghiên cứu công bố trong sách Trung dược Đại từ điển (TQ)
Cây bìm bịp được sử dụng chủ yếu để kiểm soát bệnh vàng da, kinh nguyệt không đều, vết bầm tím, sưng và gãy xương, chữa bệnh ung thư.
Nghiên cứu của Khoa rau xanh thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Quảng Đông (TQ)
Kết hợp với Trường Cao đẳng nghề trồng rau, Đại học Nông nghiệp Hoa Nam (Trung Quốc) sau khi nghiên cứu về cây bìm bịp đã đưa ra kết luận:
1. Cây bìm bịp là loại rau hoang dã, chứa chất flavonoid cao, có tác dụng chống ung thư ở một mức độ nhất định.
2. Chất Betulin và triterpenoids trong rễ bìm bịp có thể có một tác dụng ở một mức độ nhất định đối với việc điều trị một số bệnh ung thư.
Các nhà nghiên cứu của Đài Loan cho rằng, cây bìm bịp chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu. Có thể điều trị một số bệnh như ung thư, thanh nhiệt lợi tiểu, tận diệt ứ sưng, hoạt huyết thông kinh.
Trang báo chuyên biệt về thông tin Y dược Đông y của Đài Loan nghiên cứu giới thiệu rằng, cây bìm bịp dùng để chống viêm, chống virus, chữa đau lưng, điều trị sớm các bệnh tiểu đường…
Theo báo Thông tấn Trung ương của Đài Loan đăng tải, Cục Nông nghiệp Đài Loan nghiên cứu cho thấy, bìm bịp có thể làm dược phẩm chức năng, an toàn để ăn uống.
Theo các nghiên cứu được tạp chí Bách khoa toàn thư Trung Quốc đăng tải, cây bìm bịp có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng, giải rượu, phòng chống ung thư. Cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, tăng cường co bóp cơ tim, cải thiện huyết áp, giàu protein, giá trị dinh dưỡng cao.
Người Thái hiện vẫn sử dụng loại thảo dược này với tác dụng chống virus nhưng chưa có công trình nghiên cứu riêng về tác dụng chống ung thư.
Cây bìm bịp được sử dụng như là giải pháp điều trị nọc độc và viêm do côn trùng cắn tại các nước như Malaysia và Thái Lan ngoài tác dụng ăn như một món rau.
Truyền thông Malaysia đã đưa tin rất nhiều về trường hợp ông Lưu Liên Huy ở thành phố Taiping, Perak, Malaysia đã trồng rất nhiều cây bìm bịp ở khoảng đất rộng trước nhà.
Ông cung cấp cho rất nhiều người dân ở Malaysia và Singapore và cho rằng nhiều người sau khi uống đã đạt hiệu quả chữa ung thư tốt.
Ông cũng tuyên bố cây bìm bịp có thể chữa được nhiều loại bệnh ung thư, bao gồm ung thư hạch, ung thư gan, ung thư phổi, thận, ung thư vú, vòm họng, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư máu, ung thư não, tuyến tiền liệt…
Liên hệ: Cửa hàng An Khang, số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (Đường bên hông cầu Hưng Lợi, phía bờ Hưng Lợi quẹo phải ; cửa hàng trong hẽm 246 chợ Tầm Vu). ĐT: 0939.889262