Đỏ ngọn – thảo dược quý hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, người bị tai biến mạch máu
Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch với triệu chứng thường gặp là cơn đau thắt ngực, khó thở. Nguy hiểm hơn, một số người có thể mắc bệnh nhưng không có biểu hiện gì mà chỉ được xác định khi có cơn nhồi máu cơ tim, suy tim hay loạn nhịp tim.
Để người bệnh có thêm một công cụ hữu hiệu chiến đấu với bệnh mạch vành, cùng phương châm “Nam dược trị nam nhân” và phát triển nền y học dân tộc, các nhà dược học đã phát hiện và nghiên cứu sâu hơn về một loài thảo dược phổ biến tại nước ta và được dùng lâu năm theo kinh nghiệm dân gian là cây đỏ ngọn (hay thành ngạnh) với tác dụng hỗ trợ phòng trị bệnh mạch vành.
Bệnh mạch vành – những con số báo động
Theo số liệu của WHO đưa ra tháng 4/ 2011, tại Việt Nam, bệnh mạch vành gây ra 78.352 ca tử vong và chiếm gần 15% tổng số ca tử vong. Nguyên nhân của bệnh mạch vành chủ yếu là do lòng mạch bị hẹp và xơ cứng, do tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng mạch.
Cây đỏ ngọn – Thảo dược quý từ dân gian cho bệnh mạch vành
Trong số các thảo dược được dùng làm thuốc, cây đỏ ngọn được sử dụng khá lâu theo kinh nghiệm dân gian và gần đây được nghiên cứu và phát hiện có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành.
Cây đỏ ngọn ở Việt Nam có 5 loài, trong đó loài Cratoxylum prunifolium thường thấy mọc tự nhiên ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam. Cây đỏ ngọn cũng phân bố phổ biến ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Malaysia, Philipin, Ấn Độ, Indonesia, Cây Đỏ ngọn còn được gọi là cây Thành ngạnh gai, vàng la, cúc lương, hoàng ngưu trà… từ rất lâu đã được người dân biết đến và sử dụng như một thần dược trong điều trị xơ vữa động mạch.
– Tên khoa học là Cratoxylon prunifolium Dyer, họ Ban – Hypericaceae)
Đặc điểm thực vật: cây gỗ nhỏ, mọc hoang tự nhiên ở nhiều vùng trung du miền núi phía Bắc nước ta, như Hòa Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Đây là loài cây ưa sáng và rụng lá vào mùa đông.
Bộ phận dùng: lá câyMyanmar, Thái Lan. Cratoxylum formosum là tên khác của loài này.
Lá cây Đỏ ngọn chứa flavonoid, có hoạt tính chống oxy hoá cao, có tác dụng hoạt huyết lưu thông mạch máu- ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mạch vành, giảm đông máu ở những trường hợp tăng đông, có tác dụng hoạt hóa hệ thần kinh trung ương và tăng cường trí nhớ.
– Theo kinh nghiệm, người dân thường thu hái lá về ủ rồi đun nước uống thay nước trà, có tác dụng giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ tốt, giảm đau đầu. Đây được coi là một loại thực phẩm chức năng, tăng cường sức khỏe của cơ thể.
– Nước sắc của lá và cành cây Đỏ ngọn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, phục hồi sức khỏe sau khi ốm. Ngoài ra, nước sắc của lá cây còn có tác dụng lên hệ thần kinh, chống các quá trình tạo gốc tự do và có khả năng bảo vệ thành mạch chống lão hóa, miễn dịch in vitro và tốt đối với người bị viêm gan.
Các nhà khoa học thuộc Học viện Quân Y – Bộ Quốc Phòng đã nghiên cứu thành công đề tài cấp bộ và cấp cơ sở vể tác dụng cải thiện tuần hoàn não và dự phòng bệnh xơ vữa động mạch của cây Đỏ ngọn.
Các nghiên cứu tiến hành tại Học viện Quân y cho thấy, cây đỏ ngọn chứa các nhóm hoạt chất flavonoid, a-xít hữu cơ, saponin, tanin… có tác dụng triệt tiêu các gốc tự do trong cơ thể, chống ôxy hóa, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa các nguy cơ xơ vữa động mạch- nguy cơ chính gây ra bệnh mạch vành. Nghiên cứu bằng phương pháp xét nghiệm đông máu huyết tương, dịch chiết từ lá cây đỏ ngọn có tác dụng kháng đông, ngăn ngừa rối loạn đông máu, lưu thông tuần hoàn. Một số nghiên cứu ở Thái Lan và Trung Quốc cũng cho thấy, loài này có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, chống oxy hóa và đóng vai trò tiềm năng trong bảo vệ mạch máu khỏi những tác động bất thường hoặc tổn thương. Ngoài ra, thành phần trong cây đỏ ngọn cũng có khả năng thúc đẩy hỗ trợ hệ thần kinh, tăng khả năng hình thành phản xạ có điều kiện.
Dựa trên những nghiên cứu trên, ngày nay cây này được xem là dược liệu quý để người ta bào chế dưới dạng viên, thuốc thang, trà để sử dụng điều trị theo hướng chống cục máu đông, chống xơ vữa động mạch- nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành, tai biến mạch máu. Trong đó, đỏ ngọn phối hợp với nhiều thành phần có lợi cho tim như hoàng bá, đan sâm, sơn tra, L- carnitin… được đánh giá là giải pháp hỗ trợ hữu hiệu, góp phần giúp người bệnh có một trái tim khỏe mạnh.
Tham khảo một số bài thuốc thường dùng từ cây đỏ ngọn (theo sức khoẻ nhi.vn)
– Bài 1: Trị cảm sốt chân tay mỏi: Lá cây đỏ ngọn 15g, lá ngải hoa vàng (thanh hao hoa vàng) 15g. Tất cả rửa sạch, cho 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc còn nóng. Kết hợp với ăn cháo giải cảm sẽ nhanh khỏi.
– Bài 2: Trị đau đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ ở người tăng huyết áp: Lá cây đỏ ngọn 30g, hoa hòe 15g cho vào ấm hãm thay chè uống hàng ngày.
– Bài 3: Hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon… dùng cho phụ nữ sau sinh: Lá cây đỏ ngọn 15 – 30g rửa sạch, đun nước sôi hãm thay trà, uống hàng ngày, có thể thêm lá vối.
Ngoài ra ở một số địa phương bà con thường lấy lá hoặc vỏ cây sắc uống điều trịtrị kinh nguyệt không đều, táo bón. Hiện nay, Học viện Quân y đã nghiên cứu đề tài cấp bộ, cấp nhà nước và đã tiến hành sản xuất trà về cây cây cúc lương có tác dụng chống ôxy hóa, hạn chế lão hóa, giúp cải thiện tuần hoàn não, cải thiện giấc ngủ ngon, điều hòa huyết áp, kích thích tiêu hóa, giảm mệt nhọc sau lao động, gắng sức,… nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân.
Sản phẩm Trà đỏ ngọn An Khang hỗ trợ chống xơ vữa động mạch bằng cách làm giãn mạch, ngăn chặn hình thành và tạo huyết khối, hạ cholesterol, bảo vệ thành mạch, tăng cường sức khỏe cơ tim, giảm tình trạng đau thắt ngực. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành thông qua tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh.
* Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh
* Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Liên hệ mua cây đỏ ngọn tại:
Cơ sở Trà thảo dược An Khang, Số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (vào hẽm 246 chợ Tầm Vu) . ĐT 0939.889.262- 0939.295.245.