Cây mật gấu hay cây lá đắng trị tiểu đường
Thời gian vừa qua, người dân ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long truyền tai nhau về kinh nghiệm sử dụng cây mật gấu điều trị được nhiều loại bệnh như : tiểu đường, Goutt, viêm gan, và cả đau xương, nhức khớp, thần kinh tọa v.v.. cách sử dụng cây mật gấu, theo kinh nghiệm như sau:
Cây mật sử dụng lá tươi hoặc khô:
+ Sử dụng lá thân mật gấu tươi – hái 8 lá say nhuyễn hòa với 1 long bia uống 2 bữa sáng và tối bài thuốc điều trị thoái hóa đốt sống và thoái hóa đĩa đệm.
+ Có thể pha trà uống thay nước hàng ngày.
+ Thân lá mật gấu ngày sử dụng 20-30g đun nước uống sôi khoảng 15-20 phút uống làm 3 lần mỗi ngày- nếu không có thể hãm uống như trà bài thuốc có rất nhiều công dụng điều trị bệnh.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
( Trích Bài Báo Sức Khỏe Đời Sống )
Ông có thể chia sẻ chi tiết hơn về bài thuốc này không ạ ?
– Ông bạn tôi chỉ rõ, bài thuốc có 2 thành phần rất đơn giản chỉ gồm lá mật gấu và 1 ly rượu vừa đủ. Bạn tôi cũng bảo, nếu không uống được rượu thì dùng bia, pha với lá cây mật gấu giã nát. Sau khi nghe ông bạn nói, tôi mới ngả ngửa vì trong vườn nhà mình có trồng cây mật gấu này.
– Cây này, nhà tôi trồng được mười mấy năm rồi mà không ai biết dùng nó làm gì. Nó rất dễ sống, chỉ cần có gốc hoặc cành cây, mình găm xuống đất là sống. Cây này do bà chị sống nước ngoài của tôi mang vào vườn, kêu người nhà tôi cứ găm đại vào một góc nào đó, sau này dùng làm thuốc điều trị được nhiều bệnh lắm.Tôi ra vườn hái lá mật gấu tươi, rửa sạch rồi giã nát lá pha cùng với 1 cốc bia, vắt nước uống sau khi ăn cơm. Tùy theo thể trạng từng người mà pha bia nhiều hay ít, có người tửu lượng cao thì dùng 1 lon, người yếu hơn thì có thể dùng nửa lon. Còn tôi khi đó chỉ dùng nửa lon bia pha với 7-8 lá mật gấu được giã nát, do tửu lượng yếu nên tôi chỉ uống sau bữa cơm tối, rồi đi ngủ luôn.
– Bệnh tình sau đó của ông chuyển biến như thế nào ?
– Ban đầu, tôi uống thuốc vẫn thấy bình thường, chưa cảm nhận được gì nhiều. Các cơn đau vẫn “hành” mỗi khi tôi lắc cổ, nhìn nghiêng hay nhấc cánh tay lên. Tôi chỉ cần cử động nhẹ là tay, cổ và vai đau dữ dội. Cộng thêm uống nước thuốc vào thấy vị rất đắng nên tôi cũng hơi ngán. Nhưng nghĩ thuốc đắng mới dã tật, nên tôi vẫn kiên trì uống, bịt mũi uống.
– Tôi cảm nhận rõ từ ngày thứ 10 sau khi uống nước này, các cơn đau hình như được kìm chế lại. Thường thì mỗi buổi sáng khi thức dậy, tôi vô ý cử động cánh tay phải là nó đau nhức vô cùng, 3 ngón tay lúc nào cũng trong trạng thái co giật, tê mất cảm giác. Nhưng từ ngày đó trở đi thì các cơn đau dần biến mất và cánh tay tôi nâng lên hạ xuống bình thường không còn cảm giác cứng nhắc hay đau đớn nữa. Thấy thuốc có kết quả bất ngờ, tôi uống thêm 1 tuần nữa rồi nghỉ luôn vì bệnh đã suy giảm.
– Trong thời gian uống lá mật gấu với bia, ông có uống thêm thuốc gì không ?
– Không. Tôi chỉ dùng lá mật gấu với bia thôi. Ngày đầu không quen, dùng hết 1 lon bia nên tôi say ngủ li bì cả ngày. Rồi từ đó, tôi giảm lượng bia lại chỉ dùng nửa lon thôi. Tôi uống trước khi đi ngủ và sáng thức dậy tôi hay tập thể dục, đi lại rồi tập xoay cổ, nhấc tay lên xuống thôi.
– Hiện tại bệnh của ông đã dứt hẳn?
– Bệnh đã được điều trị khỏi chưa thì tôi không dám chắc vì ngày đó sau khi uống nước thuốc hết đau nhức, tay được cử động lại bình thường thì tôi bận rộn quá nên cũng quên luôn không đi khám lại, do đó không biết kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên chỉ bằng cảm nhận của bản thân mình thì tôi thấy bệnh đã hết 100%. Cơ thể không còn bị đau nhức, tê mỏi.Dứt thuốc đến nay đã gần 3 năm, tôi không hề thấy bệnh tái phát. Đến nay tôi vẫn khỏe mạnh, đi làm suốt có khi còn khuân vác được vài bao xi măng nữa.Theo kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm qua, lương y Trần Lập ngạc nhiên chia sẻ: Về trường hợp lá cây mật gấu kết hợp với bia có thể điều trị được thoái hóa cột sống cổ thì ông chưa thực nghiệm lần nào, nhưng trường hợp của ông Đàm Hạp là một điều rất bất ngờ và là phát hiện mới mẻ trong Đông y. Cho đến nay, dược tính cây mật gấu đang được các lương y nghiên cứu và hoàn thiện hóa.Được biết mật gấu là loại thảo dược rất dễ trồng, có sức sống cao dù cắm ở đâu cây vẫn sống và phát triển bình thường. Lá cây mật gấu có tính năng giải độc, thanh lộc cơ thể trị được các bệnh về gan. Thân cây, rễ cây có thể điều trị được bệnh cao huyết áp, đường huyết, thoái hóa khớp. * Nhưng cần tìm hiểu rõ hơn về cơ địa người bệnh, mà lương y sẽ xem xét liều lượng và phối hợp cùng một số dược liệu khác.
Thông tin về cây mật gấu nam, thực chất là cây lá đắng:
Cây Lá Đắng- Trên Báo Gọi Là Cây Mật Gấu
– Hiện cây lá đắng đang được lan truyền trên mạng và báo chí rằng đó là cây mật gấu, thực chất nó gây nhầm nhẫn với người sử dụng giữa cây mật gấu có tên gọi là (Hoàng liên ô rô, tên khoa học: Mahonia nepalensis DC) và cây lá đắng có tên khoa học là ( Vernonia amygdalina), và đã được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và cho kết quả tốt. Để tránh nhầm lẫn chúng tôi xin đưa ra hình ảnh để quý khách không bị nhầm lẫn, các bạn chỉ cần tìm hiểu về tài liệu cây lá đắng trên google .
Lá đắng giải rượu:
– Tên nước ngoài: Gymnanthemum amygdalinum (Bitter Leaf, Vernonia Tree) thuộc họ Cúc – Asteraceae.
– Tên đồng nghĩa Vernonia amygdalina.
Lá đắng là loài cây mới được biết đến ở nước ta vào những năm 2012 – 2013, được cho là du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên, qua khảo sát ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, loại cây này mọc hoang ở nhiều nơi từ Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, vì lá của nó đắng như mật gấu nên người đi vườn đặt cho nó cái tên là lá mật gấu, hiện chưa thấy mô tả trong sách báo cũng như tài liệu dược học, thực vật học của Việt Nam.
Đầu năm 2013, Lương y Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch Hội Dược liệu thành phố Đà Nẵng, lấy từ nhà bà thím ở xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang) mang đến cho tôi một mẫu cây đang ra hoa, nhờ xác định là cây gì. Thoạt nhìn, tôi nhận ra ngay đó là cây thuốc mà cách đây 3 – 4 tháng, từng có mấy người mang đến hỏi và tôi đã đem một nhánh cây trồng trong vườn. Cây này rất dễ sống, phát triển cao quá đầu người, nhưng vẫn chưa ra hoa nên chưa thể gửi mẫu đi định danh được.
Nay nhờ mẫu cây có hoa, tôi đã thử lên Internet tìm kiếm. May thay, vừa vào một trang mạng thực vật học của Singapore, tôi đã nhận diện cây này với các tên là Gymnanthemum amygdalinum [Bitter Leaf, Vernonia Tree] thuộc họ Cúc – Asteraceae. Tra cứu với các tên đã biết, tôi biết thêm tên đồng nghĩa Vernonia amygdalina. Một tài liệu của các nhà khoa học Malaysia cho biết cây Bitter Leaf (tôi tạm dịch là Lá Đắng, do vị đắng đặc biệt của lá cây này) là một loại cây bụi cao từ 2-10m. Nó được sử dụng rộng rãi như một loại rau xanh hằng ngày hoặc thảo dược để điều trị bệnh sốt rét và tiểu đường.
Tiềm năng cây Lá đắng được ghi nhận lần đầu tiên khi các nhà khoa học quan sát loài tinh tinh biết dùng cây này ăn để trị bệnh ký sinh trùng đường ruột. Sau đó có nhiều nghiên cứu tiếp theo công bố nhiều hoạt chất sinh học khác nhau của loài cây này có tác dụng trị đái tháo đường, sốt rét, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và các hiệu ứng giải độc tế bào có lợi cho sức khỏe. Thành phần cây này bao gồm glucosides steroid, sesquiterpene lactones và flavonoid, là các hợp chất góp phần cho vị đắng và hoạt tính sinh học của nó. Nghiên cứu độc tính cho thấy Lá đắng có độc tính thấp hoặc không có độc, do đó có thể sử dụng lâu dài rất an toàn.
Các nhà nghiên cứu còn cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây này điều trị bệnh. Ở Ấn Độ, dùng lá hỗ trợ điều trị tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú. Ở Congo, dùng lá và vỏ rễ điều trị kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun. Ở Nam Phi, dùng rễ điều trị sán máng (huyết hấp trùng), vô sinh, bế kinh. Ở khu vực Tây Phi, dùng lá làm trà lợi tiểu, điều trị táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…
Đặc biệt, mặc dù Lá đắng mới du nhập vào nước ta (hiện nay chưa thấy trong sách báo cũng như tài liệu dược học, thực vật học của Việt Nam), nhưng qua tiếp xúc một số “đệ tử Lưu Linh” ở các xã Hòa Khương, Hòa Tiến (huyện Hòa Vang), tôi được biết thêm một kinh nghiệm “chưa từng thấy trong y văn thế giới” là dùng 5 – 7 lá cây này ăn sống hay hãm lấy nước uống sau các trận rượu bia quá chén, thì sáng hôm sau thấy người “khỏe tưng”, “uống rồi như hồi chưa uống”…
Nhân mùa xuân mới, xin truyền “bí kíp” này cho quý ông thử ứng dụng và mong ngành Dược nước nhà có chiến lược phát triển nhân trồng, nghiên cứu sản xuất những sản phẩm hữu ích đa dụng từ cây thuốc mới này để góp phần bảo vệ sức khỏe cho bà con.
* Tùy cơ địa của mỗi người mà tác dụng của thảo dược sẽ khác nhau
CÁCH SỬ DỤNG CÂY MẬT GẤU NAM (CÂY LÁ ĐẮNG)
+ Bài thuốc điều trị thoái hóa đốt sống và thoái hóa đĩa đệm, Goutt : sử dụng lá thân mật gấu nam (cây lá đắng) tươi – hái 8 lá say nhuyễn hòa với 1 long bia uống 2 bữa sáng và tối, hoặc tám lá tươi sao héo sau đó pha với nước sôi như pha trà uống thay nước trong ngày.
+ Bài thuốc trị tiểu đường, men gan cao, mỡ máu…: Thân lá cây mật gấu nam ( Cây lá đắng). Ngày sử dụng 20-30g đun nước uống sôi khoảng 15-20 phút uống làm 3 lần mỗi ngày- nếu không có thể hãm uống như trà bài thuốc có rất nhiều công dụng điều trị bệnh .
* Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Phân biệt giữa cây mật gấu nam (cây lá đắng) và cây mật gấu Tây Bắc (Hoàng liên Ô rô):
– Cây mật gấu hay Hoàng liên ô rô là cây thuốc quý mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là lai châu, sơn la.
– Cây mật gấu có nhiều tác dụng và khá hiếm và phải đi lên vùng cao mới có thể tìm được cây mật gấu.Trong cây có các alcoloid nhóm benzyl isoquinolein: gồm berberin, berbamin, oxyacanthin, isotetrandin, palmatin và jatrorrhizin… Rễ còn chứa umbellatin (0,48%) và neprotin. Quả cũng có berberin và jatrorrhizin.
Trong đông y, người ta dùng một trong các cây: Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis), Hoàng liên ô rô (M. quifolium), Thổ hoàng bá (M. bealei), Mã hồ (M. fortunei), Hoàng liên ô rô Nhật (M. japonica) cùng họ Berberidaceae và cây Bùi ô rô (Ilex cornuta) họ Aquifoliaceae, cùng một tác dụng, đều với tên “Thập đại công lao”: với vị đắng, tính hàn, quy kinh phế, trừ ho, hạ nhiệt, bổ âm hư, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ. Chúng cũng được chứng minh có tác dụng kháng sinh đối với Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa…
Liều dùng: 8 -12 g, sắc uống.
Theo sách “Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư” của Phan Lê, Hoàng liên ô rô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ âm hư, trừ ho, tiêu đàm, trị ho ra máu, viêm phổi, ung thư phổi, viêm dạ dày, ruột cấp, lỵ trực trùng, viêm gan siêu vi.
Hoàng liên ô rô 30 g, Long quỳ, tức cây Lu lu đực (Solanum nigrum) 30 g. Dược liệu khô sắc uống ngày 1 thang, trị ung thư gan. Dùng dài ngày.
Hoàng liên ô rô 60 g, Thạch bì 40 g, Hạ khô thảo 45 g, Cam thảo 9 g. Sắc uống, trị ung thư mũi họng.
Hoàng liên ô rô 15 g, Thạch quyết minh 30 g, Toàn yết 6 g, Cương tàm 9 g, Câu đằng 9 g, Trư ương ương (Galium aparine) 30 g, Xà lục cốc (Amorphophallus konjac) 30 g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang, trị ung thư phổi.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Quý Khách Đến Địa Chỉ bán cây mật gấu tại Cần Thơ, Hậu Giang: Cửa hàng chúng tôi cung cấp cả hai loại : Cây mật gấu nam (tức cây lá đắng) và cây mật gấu Tây Bắc .
Giá bán của chúng tôi:
– Cây mật gấu (Hoàng Liên ô rô): nguyên khúc: 120.000đ
– Thân, rễ đã sắt lát: 200.000đ/1kg
– Cây mật gấu nam (cây lá đắng): – Lá tươi: 50.000đ/1kg
– Thân, lá khô:100.000đ/1kg.
Liên hệ Cơ sở Trà thảo dược An Khang, Số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (vào hẽm 246 chợ Tầm Vu) . ĐT 0939.889.262