Trong Y học dân gian và Y học cổ truyền ở các nước Châu Á và Châu Phi thì các bộ phận của cây khổ qua từ lá, dây, quả và cả hạt khổ qua rừng đều có nhiều công dụng dược liệu để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Khổ qua rừng đã được sử dụng trong các hệ thống y tế ở Châu Á và Châu Phi với dạng các thảo dược khác nhau trong một thời gian dài.
Ngày nay Tây y cũng đã có nhiều nghiên cứu tính dược từ cây khổ qua rừng để xác định tính dượng và dùng trong bào chế thuốc điều trị bệnh.
Theo Đông y:
– Khổ qua (mướp đắng) rừng có vị đắng, tính mát, không độc, có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm. Dùng trong các trường hợp trúng nắng, sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc cấp và mãn tính.
– Ngoài ra, khổ qua rừng còn có tác dụng thường xuyên giúp tinh thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng, ngăn ngừa và trị các căn bệnh về da. Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hóa của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.
Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt; dân gian một số nơi còn dùng khổ qua rừng cả trái, dây và lá để điều trị các chứng thuộc về gan – bằng cách chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày; dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp; hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng – bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác; người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử; dân gian thường dùng hạt khổ qua điều trị mỗi khi bị côn trùng cắn – dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn; những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt…
Hiện nay, khổ qua rừng là loại dược liệu được nhiều người biết đến với công dụng hạ đường huyết – những người bệnh tiểu đường có thể dùng trái khổ qua tươi để cả hạt đem thái mỏng, phơi khô (dùng trái già càng tốt, nhưng không dùng trái chín). Mỗi ngày dùng khoảng 50 gr khổ qua khô này. (Theo lương y Trần Duy Linh -TP.HCM).
Các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ cây khổ qua rừng:
1. Giảm viêm tấy: Khổ qua rừng tăng khả năng tránh nhiễm khuẩn, giảm viêm sưng nhẹ và phần bã đắp lên vết thương . (Theo BS. LÊ THÚY TƯƠI).
2. Điều trị sốt, say nắng: Nấu khổ qua rừng bỏ ruột cùng lá khổ qua để lấy nước uống giúp trị say nắng. (Theo BS. LÊ THÚY TƯƠI).
3. Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Khổ qua rừng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong quả khổ rừng qua có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).
4. Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Khổ qua rừng 4-5 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần. (theo bài thuốc dân gian Việt Nam).
6. Trị ho: Khổ qua rừng 1-2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.(theo bài thuốc dân gian Việt Nam).
7. Trị thấp khớp: Lá khổ qua rừng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang. (theo Lương y Chu Văn Tiến).
* Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Liên hệ Cơ sở Trà thảo dược An Khang, Số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (vào hẽm 246 chợ Tầm Vu) . ĐT 0939.889.262